• NHỮNG CHÍNH SÁCH MỚI VỀ THUẾ ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/01/2024

    Kính mời bạn đọc xem video dưới đây để biết thêm chi tiết.
    Trân trọng!
    ——————————-
    Công ty Luật Đặng Thành
    Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà ACB, 111 Hoàng Hoa Thám, phường 2, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    Điện thoại: 0908 321 685
  • NAM VÀ NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG CÓ ĐƯỢC PHÁP LUẬT CÔNG NHẬN VỢ CHỒNG VÀ CÓ QUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ CỦA NHAU HAY KHÔNG?

    📌 Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    ☑️ Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
    ☑️ Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
    ☑️ Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
    ☑️ Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

    📌 Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

    🔸 Với trường hợp thừa kế theo di chúc:

    Nếu cá nhân có tài sản chết và để lại di chúc cho người chung sống như vợ chồng với mình được hưởng di sản thì người đó được hưởng phần di sản thừa kế theo di chúc.

    🔸 Với trường hợp thừa kế theo pháp luật:

    ☑️ Nếu cá nhân có tài sản chết và không để lại di chúc cho người chung sống như vợ chồng với mình được hưởng di sản hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật cho những người nằm trong hàng thừa kế theo quy định pháp luật. Người sống chung như vợ chồng với người để lại di sản chỉ có thể được hưởng di sản nếu người đó được pháp luật công nhận là vợ/chồng của người để lại di sản.

    ❗️ Như vậy, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì người sống chung như vợ chồng với người để lại di sản có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hay không tùy thuộc vào việc họ có được pháp luật công nhận là vợ/chồng của người để lại di sản thừa kế hay không.

    1️⃣ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987:

    Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, mặc dù không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn nhưng họ vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Do đó, họ có quyền được hưởng di sản thừa kế của nhau theo pháp luật hoặc theo di chúc (nếu có di chúc hợp pháp).

    2️⃣ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001:

    ☑️ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003.

    ☑️ Nếu họ đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003, thì quan hệ hôn nhân của họ vẫn được pháp luật công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn. Họ có quyền được hưởng di sản thừa kế của nhau theo pháp luật hoặc theo di chúc (nếu có di chúc hợp pháp).

    ☑️ Nếu họ đăng ký kết hôn kể từ sau ngày 01/01/2003 thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được pháp luật công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn. Họ có quyền được hưởng di sản thừa kế của nhau theo pháp luật kể từ ngày đăng ký kết hôn hoặc có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc (nếu có di chúc hợp pháp).

    ☑️ Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do đó, họ không có quyền được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của nhau mà chỉ có thể được hưởng di sản thừa kế theo di chúc (nếu có di chúc hợp pháp).

    3️⃣ Nam và nữ sống chung như vợ chồng kể từ ngày 01/01/2001:

    Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Do đó, họ không có quyền được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của nhau mà chỉ có thể được hưởng di sản thừa kế theo di chúc (nếu có di chúc hợp pháp).

    Trân trọng!
    ——————————-
    Công ty Luật Đặng Thành
    Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà ACB, 111 Hoàng Hoa Thám, phường 2, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    Điện thoại: 0908 321 685

    #DTLAWFIRM #CongtyluatDangThanh #LuatsutpVungTau #LsDangThanhTri #LsDangThanhTai #LsNguyenThiDieuHien #Ykienphaply #trachnhiemphaply #Thuakedisankhisongchungnhuvochong #thuaketheodichuc #Thuaketheophapluat #Quydinhvesongchungnhuvochong #Thuakedisan #Phapluatcongnhansongchungnhuvochong

  • TƯ VẤN NỢ- GIÚP DOANH NGHIỆP MUA BÁN CÁC KHOẢN NỢ

    Việc tư vấn để doanh nghiệp thực hiện việc mua nợ xấu từ ngân hàng, tìm đối tác mua lại khoản nợ của doanh nghiệp mình đang nợ ngân hàng, chuyển nhượng quyền đòi nợ… các vấn đề liên quan khác là hoạt động rất quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Việc mua bán các khoản nợ của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng nhiều quy định của pháp luật khác nhau đối với từng loại nợ. Cụ thể: Nghị quyết 03/2018 hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; Nghị định 69/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ…
  • PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI KINH DOANH TRONG PHÁ SẢN

    Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh: Sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, thủ tục phục hồi được áp dụng. Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật này thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản ( Điều 107 Luật phá sản 2014) Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết địnhtuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
    1. a) Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này;
    2. b) Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
    3. c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
  • PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI KINH DOANH TRONG PHÁ SẢN

    Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh: Sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, thủ tục phục hồi được áp dụng. Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật này thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản ( Điều 107 Luật phá sản 2014) Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết địnhtuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
    1. a) Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này;
    2. b) Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
    3. c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
  • DOANH NGHIỆP NÊN THỰC HIỆN THỦ TỤC XÓA NỢ THUẾ

    Thuế là một khoản thu bắt buộc mà các doanh nghiệp phải nộp về cho Nhà nước theo quy định của từng loại thuế. Theo đó, để tháo gỡ những khó khăn, những gánh nặng cho bản thân doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh thì các doanh nghiệp cần căn nhắc thực hiện thủ tục xóa nợ thuế. Theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý Thuế 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 thì chỉ có 03 trường hợp được xóa nợ thuế: – Thứ nhất, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản – Thứ hai, cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. – Thứ ba, số nợ thuế và tiền nộp phạt đã quá 10 năm và cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Việc thực hiện thủ tục xóa nợ thuế không chỉ giúp chỉnh bản thân doanh nghiệp được giải thoát hoặc có thể được khôi phục kinh doanh trở lại. Ngoài ra còn giúp cho giảm tải cho hệ thống quản lý thuế cũng như giúp làm trong sách nền kinh tế.
  • QUY ĐỊNH MỚI VỀ XÁC ĐỊNH CẤP DOANH NGHIỆP

    Theo quy định tại Điều 6 NĐ39/2018 Nghị định Chính Phủ hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc xác định DN nhỏ và siêu nhỏ căn cứ theo số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn, được chia theo lĩnh vực hoạt động. Cụ thể, DN siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Tương ứng đối với DN nhỏ trong cùng lĩnh vực là không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là DN siêu nhỏ. DN siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Tương ứng đối với DN nhỏ trong cùng lĩnh vực là không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là DN siêu nhỏ.
  • LỢI ÍCH TỪ VIỆC MUA BÁN DOANH NGHIỆP

    Việc mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu để m ở rộng quy mô, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường đem lại lợi ích sau: – Giành được thị phần. Nếu được một công ty lớn với hệ thống phân phối bổ sung, các kênh tiếp thị hoặc một thương hiệu và thiện chí mua lại thì công ty bị thâu tóm có thể tận dụng được nguồn lực này để phát triển. – Tìm nguồn vốn cho mở rộng. Công ty hỏi mua có tiền mặt để tài trợ cho trang thiết bị mới, quảng cáo, hoặc tiếp cận những thị trường mới, tăng hiệu quả mục tiêu hoạt động. – Huy động vốn cho việc mua lại.  Với việc thâu tóm các đối thủ nhỏ này, họ sẽ đối mặt với ít đối thủ cạnh tranh hơn – Nâng cao chất lượng quản lý. Công ty mẹ có những nhà quản lý tốt hơn, có thể giúp doanh nghiệp bị mua lại được chuyên nghiệp quá nhờ sử dụng hệ thống CNTT tốt hơn – Đa dạng hóa phân khúc khách hàng.  Một cơ sở khách hàng đa dạng – có lẽ với một nguồn thu nhập đa dạng – làm giảm sự biến động của dòng tiền, tăng giá trị của công ty. – Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Việc thêm các sản phẩm bổ sung và dịch vụ vào mục tiêu kinh doanh cho phép công ty để nắm bắt thêm nhiều khách hàng và tăng doanh thu. – Đảm bảo người kế nhiệm tốt. Mua bán sáp nhập có thể đảm bảo được người chủ doanh nghiệp mới là người đủ khả năng dẫn dắt doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiêp hoạt động hiệu quả.
  • XÓA NỢ THUẾ THÔNG QUA THỦ TỤC PHÁ SẢN

    Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. Trường hợp mở thủ tục phá sản thì các khoản nợ sẽ được tập trung lại và giải quyết một lần theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 do Tòa án tiến hành (bao gồm cả khoản nợ thuế). Các khoản nợ có bảo đảm sẽ được giải quyết trước (nếu tài sản bảo đảm không dùng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh), các khoản nợ còn lại sẽ được phân chia theo thứ tự do luật định. Đặc biệt, các doanh nghiệp chỉ phải chịu nghĩa vụ tài chính trong phạm vi doanh nghiệp của mình (trừ chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh). Vì vậy, khi thực hiện xong thủ tục phá sản, thì khoản nợ coi như đã chấm dứt, các khoản nợ thuế do đó cũng sẽ được xóa do thuộc trường hợp phá sản theo quy định tại Theo Điều 65 Luật  Quản lý Thuế 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012. Như vậy, với việc mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp đã được thực hiện thủ tục xóa nợ thuế theo đúng quy định và thủ tục theo quy định của pháp luật.
  • Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

    Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014 thì những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:

    Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

     Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

     Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

    Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

     Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    Ngoài ra những cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 6 Luật phá sản 2014).

    DT Law