Theo Điều 179 BLLĐ 2012 thì người lao động giúp việc gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

Người lao động giúp việc gia đình không làm các công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận hoặc cạnh tranh trên thị trường mà thực hiện công việc liên quan đến đời sống sinh hoạt của gia đình, cá nhân có nhu cầu giúp việc.

Đặc điểm nữa của người lao động giúp việc gia đình là họ làm việc có tính thường xuyên trong một hoặc nhiều hộ gia đình (pháp luật không hạn chế phạm vi thực hiện công việc). Đặc điểm này được khẳng định rõ, đồng thời trong quy định tại khoản 2 Điều 179  Người giúp việc theo hình thức khoán thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động.

Điều 180 BLLĐ 2012 quy định rõ người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình:

  1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
  2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
  3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ  ở.

 Nếu vi phạm sẽ phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động khi không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình (Khoản 1 Điều 20 NĐ 95/2013).

Đặc biệt nghiêm cấm hành vi  Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình (khoản 1 Điều 183 BLLĐ 2012)