Về hành vi đọc trộm tin nhắn của người khác

Về hành vi đọc trộm tin nhắn của người khác

Bí mật đời tư được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân nhưng việc xâm phạm bí mật đời tư vẫn diễn ra hàng ngày mà không mấy ai quan tâm đến chế tài xử phạt của pháp luật. Xử lý hành vi xâm phạm bí mật đời tư nói chung và xử lí hành vi đọc trộm tin nhắn nói riêng bị xử lí theo quy định pháp luật như thế nào?

Bí mật đời tư là quyền được Hiến pháp ghi nhận, trong đó có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.  Khoản 2 Điều 21 Luật Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

Về trách nhiệm dân sự khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 khẳng định:

-Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

-Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định

Về xử lý hành chính: Nếu là vi phạm xảy ra với các thành viên trong gia đình sau đó tiết lộ, phát tán những tài liệu đời tư nhằm xúc phạm, danh dự, nhân phẩm của thành viên đó thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

 Cụ thể, Điều 51 Nghị định 167/2013 quy định:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  2. b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
  3. c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Về trách nhiệm hình sự quy định tại  Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Như vậy, hành vi đọc trộm tin nhắn của người khác hoặc bất cứ hành vi xâm phạm bí mật đời tư nào khác sẽ bị chịu chế tài xử phạt nghiêm khắc của pháp luật, trong đó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

DT Law

 

Chuyên đề pháp lý đã đăng